›› Hà Tĩnh: Dành hơn 20 tỷ đồng mỗi năm cho công tác DS-KHHGĐ›› Công tác DS-KHHGĐ 2014: Ưu tiên nâng cao chất lượng dân số›› Chương trình phối hợp thực hiện công tác DS-KHHGĐ: Cả hệ thống chính trị vào cuộcGiadi
Tuần qua, Đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ do TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng làm Trưởng đoàn đã có chuyến làm việc tại một số địa phương thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Báo cáo từ các địa phương này cho thấy, ngành Dân số đang ráo riết triển khai các mô hình để thực hiện mục tiêu giảm sinh, nâng cao chất lượng dân số.
Tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ 3 có dấu hiệu giảm, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng lên, nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân số đang được áp dụng hiệu quả, công tác vận động nguồn lực được chú trọng... Đó là tín hiệu đáng mừng từ các địa phương được ghi nhận từ chuyến công tác này.
|
Một buổi truyền thông phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho người dân tại huyện Lang Chánh, Thanh Hóa.Ảnh: PV |
Chính quyền tăng cường đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ
Báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh do ông Đường Công Lự - Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, Phó Trưởng ban chỉ đạo cho thấy: Trong năm 2013, 4 tháng đầu năm 2014, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành 9 văn bản quy phạm pháp luật về công tác dân số, trong đó, có Nghị quyết của HĐND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2014-2020.
Theo Nghị quyết này, mỗi năm, các cấp tỉnh, huyện, xã, giao chỉ tiêu, bố trí tối thiểu 0,1% tổng chi ngân sách thường xuyên cho công tác dân số. Theo đó, năm 2014, tại cấp tỉnh, tổng số kinh phí được giao là hơn 12 tỷ đồng; cấp huyện là trên 1,4 tỷ đồng.
Một số địa phương như Kỳ Anh, Thạch Hà, Hồng Lĩnh, Can Lộc… đã giao chỉ tiêu, bố trí kinh phí bằng hoặc cao hơn mức HĐND, UBND tỉnh quy định. Cụ thể, huyện Kỳ Anh bố trí 348 triệu đồng, Hồng Lĩnh, Lộc Hà (200 triệu đồng)… Tại huyện Thạch Hà, theo ông Nguyễn Lương Lĩnh – Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo công tác dân số, năm 2014 huyện đầu tư 210 triệu đồng chi thường xuyên cho công tác dân số.
Tại Nghệ An, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An, bà Nguyễn Hồng Hoa cho biết: “Đối với công tác dân số, nếu năm 2012, ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 20 tỷ đồng; năm 2013, tăng lên 38 tỷ đồng; thì tới năm 2014, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ hơn 50 tỷ đồng”.
Đối với Chiến dịch Tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2014 (gọi tắt là Chiến dịch- PV) tại Hà Tĩnh, ngân sách địa phương đã hỗ trợ thực hiện 100% các gói trong Chiến dịch tại 51 xã; đối với 49 xã từ nguồn ngân sách Trung ương, Hà Tĩnh cũng hỗ trợ cấp gói thuốc, vật tư tiêu hao. Tổng kinh phí ngân sách địa phương hỗ trợ khoảng hơn 1 tỷ đồng cho Chiến dịch. Còn tại Nghệ An, ngoài 101 xã thực hiện Chiến dịch từ ngân sách Trung ương, tỉnh và huyện đã hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng để triển khai Chiến dịch tại gần 300 xã.
Tại Thanh Hóa, ông Nguyễn Văn Thắng – Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho hay: Tính đến thời điểm này, ngân sách địa phương hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bao gồm các hoạt động cho các huyện nghèo thuộc Chương trình 30A và mô hình Chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
Từng bước ổn định tổ chức bộ máy tuyến huyện, xã
Về công tác tổ chức bộ máy, từ năm 2012, Hà Tĩnh đã thực hiện mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Tại cấp xã, mỗi xã đã bố trí 1 cán bộ phụ trách công tác DS-KHHGĐ.
Ông Đoàn Đình Anh – Trưởng ban Văn hóa Xã hội (HĐND tỉnh Hà Tĩnh) cho hay: Qua giám sát, chỉ còn 5/262 xã chưa bố trí số cán bộ này. Cụ thể, tại huyện Lộc Hà, có 3 xã chưa bố trí do hết định biên. UBND huyện chỉ đạo các xã hợp đồng cán bộ, trả phụ cấp 1.150.000 đồng/người/tháng và hưởng các khoản phụ cấp khác từ ngân sách cấp trên theo quy định của tỉnh. Số còn lại 2 định biên tại huyện Hương Sơn sẽ được bố trí vào tháng 5/2014. Cũng tại tỉnh này, toàn bộ số cán bộ dân số không chuyên trách được hưởng 1.150.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra, ngân sách huyện hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng. Theo ông Đoàn Đình Anh, ngân sách tỉnh còn hỗ trợ cho các đối tượng này 0,3 mức lương tối thiểu/người/tháng. Số tiền này được chi vào việc hỗ trợ mua thẻ BHYT, BHXH.
Đối với cộng tác viên dân số, ngoài 100.000 đồng/người/tháng được hưởng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia, Hà Tĩnh hỗ trợ hàng tháng mức 0,1bằng mức lương tối thiểu (115.000 đồng/người/tháng).
Hiện nay, 480 cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ tại Nghệ An đã được tuyển dụng vào biên chế, được hưởng chế độ, chính sách theo quy định. Số cán bộ này làm việc tại UBND xã, phường, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện. Đối với cộng tác viên dân số thôn, bản kiêm nhiệm, toàn tỉnh có 6.517 người, ngoài 100.000 đồng được hưởng từ Chương trình mục tiêu Quốc gia, còn được ngân sách tỉnh hỗ trợ 0,1 mức lương tối thiểu (bắt đầu từ năm 2013). Ngoài ra, nhiều địa phương còn có chính sách hỗ trợ thêm cho đối tượng này. Ví dụ, tại thị xã Cửa Lò, ngân sách thị xã đã hỗ trợ 0,1 mức lương tối thiểu cho cộng tác viên dân số. Cũng tại thị xã này, hầu hết 7/7 phường đã trích ngân sách hỗ trợ công tác dân số, điển hình như phường Nghi Tân – một phường nghèo nhất thị xã, đã hỗ trợ 60 triệu đồng cho công tác này.
Tại Nghệ An, đang thực hiện mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh. Ông Doãn Tiến Dũng – Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho rằng: Thực hiện mô hình này vẫn còn sự “vướng” trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ chính sách cho cán bộ. Ngành Dân số cũng khó tham mưu cho lãnh đạo thị xã, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể trong thị xã cũng có sự khó khăn. Do đó, theo ông Dũng, nên đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trong sự quản lý của UBND thị xã. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Hoa – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh: Quan điểm của Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ cũng mong muốn đưa Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị xã về trực thuộc UBND cùng cấp để việc chỉ đạo, quản lý được hợp lý, thuận lợi.
Năm 2013, bằng sự vào cuộc quyết liệt trong cả hệ thống chính trị, tỷ suất sinh thô tại tỉnh Hà Tĩnh đã giảm 1,04%o xuống còn 16,38%o. Ba tháng đầu năm 2014, số trẻ sinh ra, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm còn 23,73%. Tại Nghệ An, tỷ suất sinh thô còn 18,06%o, giảm 0,8%o so với năm 2012, đạt 160% kế hoạch giao (0,4-0,5%). Tổng số trẻ sinh ra giảm, số lượng và tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm (còn 17,95% - giảm 0,23% so với năm 2012). Tại Thanh Hóa, đã duy trì mức sinh thay thế, tổng tỷ suất sinh đạt 2,06 con. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 10,85%; tỷ suất sinh thô là 13,76%o. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 75,2%. |
Võ Thu
Nguồn:http://giadinh.net.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét