Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Dân số-Kế hoạch hóa gia đinh xã Hưng Nhân, miền quê sông nước Lam Giang

Bản đồ vệ tinh xã Hưng Nhân
1.Vị trí địa lý, địa giới.
Hưng Nhân là xã trung tâm của 6 xã phía Đông Namcủa huyện Hưng Nguyên. Phía Namtiếp giáp với Hà Tĩnh, phía Bắc tiếp cận với xã Hưng Châu, phía tây tiếp giáp với xã Hưng Khánh. Cách thị trấn Hưng Nguyên khoảng 15km, là xã nằm hoàn toàn ngoài đê tả Lam, tổng diện tích đất tự nhiên là 646,64 ha trong đó đất nông nghiệp là 325,03 ha. Dân số hiện nay là 3.268 người sống trên địa bàn 9 xóm. Có 384 người sống theo đạo thiên chúa giáo sinh hoạt ở nhà thờ Phú Mỹ. 
Đời sống nhân dân chủ yếu bằng nghề nông và một số ngành nghề dịch vụ khác. Chính vì vậy, Đảng ủy, Chính quyền địa phương dồn hết khả năng để chỉ đạo nhân dân tăng gia sản xuất, mở mang ngành nghề phụ phát triển kinh tế tăng thu nhập bình quân đầu người. Với sự chỉ đạo cùng với sự nổ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân nên bộ mặt nông thôn xã Hưng Nhân đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.
2. Đặc điểm tình chính trị, kinh tế xã hội
Về chính trị:
Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, quản lý điều hành của chính quyền và công tác vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cùng với nổ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ và toàn thể nhân dân, xã Hưng Nhân đang tích cực khơi dậy tiềm năng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, xây dựng nông thôn mới.
Về lĩnh vực kinh tế:
 Hưng Nhân đã triển khai kế hoạch đồng bộ như: Bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng theo hướng coi trọng hiệu quả kinh tế, tập trung thâm canh trên những diện tích chủ động nước, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, loại bỏ giống cũ, đưa các giống lúa việt  lai vào sản xuất cho năng suất lúa bình quân đạt 120,5tạ/ha. Tỷ lệ hộ nghèo là 14,9%, tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” là 87,5%.
          Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước; Thu nhập bình quân đạt 9.800.00đ/người; Tổng thu ngân sách đạt 2.478 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế : Nông nghiệp 56,4%, Công nghiệp-XDCB 27,2%, thương mại dịch vụ và du lịch 16,4%. Hưng Nhân còn rất quan tâm đến việc phát triển làng nghề. Do Nha là làng nghề truyền thống đan lát có cách đây vài trăm năm, được UBND tỉnh cấp bằng công nhận làng nghề đan lát từ năm 2004 đã góp phần giải  quyết việc làm tăng thu nhập cho hộ gia đình. Xã đang phấn đấu từ nay cho đến năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất.
Về lĩnh vực văn hóa xã hội:
Trên địa bàn xã có di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đền Rậm được xếp hạng năm 2009 và di tích lịch sử văn hóa nhà họ Phạm. Toàn xã có 3/9 xóm được UBND huyện công nhận làng văn hóa và 1 đơn vị trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác y tế, giáo dục  được xác định là mũi nhọn trong chiến lược phát triển chung của xã. Hiện nay toàn xã có 2 trường học mầm non và tiểu học, trạm y tế đều đã được kiên cố hóa. Hưng Nhân luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân và công tác phòng chống dịch bệnh.
Về lĩnh vực quốc phòng- an ninh:
Công tác văn hóa xã hội có chuyển biến tiến bộ, quốc phòng an ninh tiếp tục được giữ vững, địa bàn sạch về ma túy mại dâm và các tệ nạn khác. Nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị - tư tưởng cho lực lượng vũ trang được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Công tác quản lý quân sự dự bị động viên và gọi quân nhân lên đường nhập ngũ hàng năm đều  hoàn thành chỉ tiêu trên giao.
Tuy nhiên  vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn:
- Là xã thuần nông, nằm hoàn toàn ngoài đê tả Lam, hàng năm phải đối mặt với nạn thiên tai lũ lụt đời sống càng gặp nhiều khó khăn, ít có điều kiện chăm sóc sức khỏe cũng như các vấn đề kinh tế xã hội khác.
- Vẫn còn quan niệm: “ Đông con hơn đông của ”; “ Trời sinh voi trời sinh cỏ” của một số bộ phận quần chúng nhân dân nên công tác tiếp cận truyên truyền gặp không ít khó khăn.

      3. Quá trình hình thành và phát triển của công tác Dân số-KHHGĐ:
Song song với các vấn đề về kinh tế văn hóa xã hội, công tác Dân số - KHHGĐ luôn được Đảng bộ và nhân dân đặc biệt chú trọng quan tâm. Với mục tiêu tập trung thực hiện giảm sinh đặc biệt là giảm sinh con thứ 3 trở lên, duy trì mức sinh thay thế  từng bước ổn định quy mô dân số. .
* Giai đoạn 1993-1998
 Quá trình  hoạt động gặp nhiều khó khăn và thách thức. Cơ cấu phát triển dân số còn bất hợp lý, đội ngũ làm công tác dân số chưa có kinh nghiệm,  bên cạnh đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn xem nhẹ, chưa có các chỉ thị, nghị quyết về công tác Dân số- KHHGĐ, công tác tuyên truyền tư vấn cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ còn hạn chế, chưa phù hợp với từng nhóm đối tượng, truyền thông chưa gắn liền với vận động. Một phần nhân dân chưa nhận thức được trong việc thực hiện quy mô gia đình ít con.  Cho nên dẫn đến tỷ suất sinh là 20%o, tỷ lệ sinh còn thứ 3  chiếm 19,7%.  Bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 3,6 con/phụ nữ. Tỷ lệ giới tính khi sinh là 105 bé trai/100 bé gái. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sữ dụng BPTT hiện đại là 52%.
* Giai đoạn 1998 -2002
Công tác Dân số - KHHGĐ ở thời kỳ này gặp nhiều khó khăn như: Nguồn lực đầu tư cho công tác dân số quá hạn hẹp chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu đạt ra trong công tác dân số. Tỷ lệ sinh và mức sinh chưa đạt mục tiêu đề ra, giảm sinh chưa vững chắc, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẩn cao, chất lượng dân số còn thấp. Công tác chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có lúc có nơi buông lỏng, xem nhẹ  thiếu kiểm tra và xử lý nghiêm. Công tác tuyên truyền, vận động giáo dục thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ chưa nhạy bén kịp thời, đội ngũ làm công tác dân số thiếu ổn đinh, chế độ chính sách còn thấp. Một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đang mang nặng tư tưởng, tâm lý đông con, nhiều cháu, có con trai để nối dõi tông đường. Dẫn đến tỷ  suất sinh là 18,9%o,  tỷ lệ  sinh con thứ 3 chiếm 17,9%. Bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,3 con/phụ nữ. Tỷ lệ giới tính khi sinh là 100 bé trai/100 bé gái. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sữ dụng BPTT hiện đại là 75 %.
* Giai đoan 2002-2008
Đến năm 2002 Ban dân số xã đổi tên thành Ban Dân số- Gia đình và Trẻ em theo Nghị Định số 94/CP, ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình & Trẻ em. Ban Dân số - KHHGĐ, thực hiện nhiệm vụ trên 3 lĩnh vực Dân số- Gia đình - Trẻ em. Thời gian này sau khi có pháp lệnh dân số ra đời trên cơ sổ đó cùng với sự quan tâm lãnh đạo ,chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, sự tham gia hưởng ứng tích cực của nhân dân, đặc biệt là sự nổ lực cố gắng cố  gắng của đội ngũ làm công tác dân số từ xã đến xóm. Công tác tuyên truyền giáo dục được mở rộng và đẩy mạnh góp phần nâng cao nhận thức và hành động tích cực của toàn xã hội về công tác Dân số ,ngày càng nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ hưởng ứng và thực hiện mô hình gia đình ít con .Dẫn đến tỷ  suất sinh là 12,5%o,  tỷ lệ  sinh con thứ 3 chiếm 22 %. Bình quân một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 1,86 con/phụ nữ. Tỷ lệ giới tính khi sinh là 135 bé trai/100 bé gái. Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sữ dụng BPTT hiện đại là 87 %.
* Giai đoạn 2008  đến nay
Năm 2008 Ban dân số xã kiện toàn lại bộ máy làm công tác dân số theo Thông tư 05/2008-BYT ngày 14/ 05/2008 của Bộ Y Tế và Quyết định số 38/2008/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 của UBND tỉnh Nghệ An. Ban dân số xã lại quay về với tên gọi ban đầu là Ban Dân số - KHHGĐ xã. Thời kỳ này nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội về công tác Dân số - KHHGĐ đã có bước chuyển biến tích cực, quy mô gia đình có 1 hoặc 2 con ngày càng được phổ biến, chất lượng dân số ngày càng được nâng lên. Những kết quả đó góp phần quan trọng và sự phát triển kinh tế xã hội của xã nhà, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống của nhân dân. Đây thực sự là một cố gắng rất lớn của các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể và đội ngũ cán bộ làm công tác dân số.
 Tuy nhiên chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ trong việc thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ. Hệ thống văn bản chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác Dân số - KHHGĐ ban hành  thiếu kịp thời chưa đồng bộ, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ chưa đầy đủ, thiếu sức mạnh giáo dục và răn đe cho nên xã nhà chúng ta mức sinh tuy giảm nhưng chưa vững chắc và còn cao. Tỷ lệ phát triển dân số và sinh con thứ 3 có xu hướng gia tăng. Đây là một bài toán khó đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như nhà ở, học hành, khám chữa bệnh… Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức báo động, chất lượng dân số tuy được nâng lên nhưng vẫn ở mức thấp. Từ khi thành lập đến nay bộ máy làm công tác Dân số thay đổi liên tục dẫn đến trong công tác hoạt động gặp nhiều khó khăn. Mặc dù bộ máy làm công tác dân số thay đổi nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, sự quan tâm vào cuộc của các ban ngành đoàn thể, sự đồng thuận của toàn thể nhân dân và sự nổ lực tận tình của đội ngũ làm công tác Dân số - KHHGĐ từ xã đến xóm nổ lực hết mình để phấn đấu phát huy tiềm năng thế mạnh trên mảnh đất thân yêu để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của xã nhà nhằm ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số, cơ cấu dân số, từng bước cải thiện thể chất trí tuệ và chất lượng giống nòi. Tạo ra nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo của xã nhà nhằm đạt mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Thực hiện gia đình “ít con no ấm, bình đẳng tiến bộ hạnh phúc” phát triển bền vững.
Tính đến 31/03/2014  toàn xã có 893 hộ và 3280  nhân khẩu. Tỷ suất sinh là 4,5%0, tỷ lệ sinh con thứ 3 chiếm 20%.
Từ khi thành lập bộ máy làm công tác Dân số - KHHGĐ  tại địa phương đến nay (1993- 2013), công tác Dân số-KHHGĐ trên địa bàn xã Hưng Nhân đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã.
4. Quá trình hình thành tổ chức bộ máy của Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ ở xã. 
- Năm 1993 Ban Dân số - KHHGĐ xã Hưng Nhân được thành lập theo Nghị Định số 42/CP, ngày 21/6/1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hóa gia đình.             
- Từ 1993 đến nay bộ máy làm công tác Dân số có nhiều thay đổi từ Trưởng ban chỉ đạo đến cán bộ chuyên trách Dân số –KHHGĐ qua từng giai đoạn :

TT
Giai đoạn
Chức vụ
1
1993-1998
Bùi Hữu Thường
Chủ tịch UBND xã Kiêm trưởng ban
Nguyễn Văn Việt
Chuyên trách Dân số –KHHGĐ xã
2
1998-2002
Bùi Hữu Thường
Chủ tịch UBND xã Kiêm trưởng ban
Võ  Thị Minh
Chuyên trách Dân số –KHHGĐ xã
3
2002-2005
2005-2008
Hồ Văn  Niêm
Nguyễn Công Hoan
Chủ tịch UBND xã Kiêm trưởng ban

Võ Thị Minh
Chuyên trách Dân số-KHHGĐ
4
2008- 2013
2008-2011
Nguyễn Công Hoan
Chủ tịch UBND xã Kiêm trưởng ban
Phan Thị Kim Nhuận
Chuyên trách Dân Số-KHHGĐ xã
5
2012đến nay
Nguyễn Công Hoan
Chủ tịch UBND xã Kiêm trưởng ban
Võ Thị Ngọc Lan
Viên chức  Dân số-KHHGĐ xã
 - Mạng lưới cộng tác viên:
  Từ ngày đầu thành lập đến nay có 9 cộng tác viên. Mặc dù, trong từng giai đoạn có sự thay đổi, nhưng đội ngũ cộng tác viên làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, 100%  cộng tác viên đều được qua nhiều lớp đào tạo, tập huấn.
          - Thành phần Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ hiện nay:
TT
Họ và tên
Chức vụ
Nhiệm vụ
1
Nguyễn Công Hoan
 Chủ tịch UBND xã
Trưởng ban
2
Cao Văn Tiến
Trạm trưởng trạm y tế
Phó  ban
3
Võ Thị Ngọc Lan
Viên chức  DS/KHHGĐ
Phó ban trực
4
Nguyễn Văn Tín
Cán bộ Tư pháp -Hộ Tịch
Ban viên
5
Cao Văn Hồng
Chủ tịch Hội CCB
Ban viên
6
Bùi Khắc Tân
Chủ tịch MTTQ
Ban viên
7
Nguyễn Văn Chính
CB văn hoá
Ban viên
8
Nguyễn Thị Châu
CB Tài chính
Ban viên
9
Lê Thị Lài
Văn phòng - Thống kê
Ban viên
10
Hoa Dương Tùng
Trưởng công an
Ban viên
11
Bùi Huy Quang
Chủ tịch Hội ND
Ban viên
12
Hoa Thị Thủy
Chủ tịch Hội LHPN
Ban viên
13
Hoa Văn Hòa
Bí thư ĐTN
Ban Viên

          5. Thành tích khen thưởng  
Trong quá trình hoạt động của Ban Dân số - KHHGĐ xã Hưng Nhân đã đạt được những thành tích sau:
* Cấp xã: 
Năm 2011 được chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen xã giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
* Cấp xóm:
- Năm 2011 Cán bộ và nhân dân xóm 3 được UBND huyện tặng giấy khen 5 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên .
- Năm 2012 Cán bộ và nhân dân xóm 9 được UBND huyện tặng giấy khen 2 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.
   Tóm lại: Trong suốt  20 năm qua, xã Hưng Nhân  luôn duy trì  thực hiện tốt các mục tiêu Dân số ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên và từng ngày thay đổi. Đảng bộ xã Hưng Nhân nhiều năm liền được xếp loại trong sách vững mạnh tiêu biểu, chính quyền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cán bộ và nhân dân xã Hưng Nhân đang trên đà phấn đấu xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Có thể nói rằng, bằng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ của cán bộ chuyên trách và CTV Dân số-KHHGĐ ở cở sở cùng với ý thức tự giác của đại bộ phận nhân dân trong thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ nên công tác Dân số-KHHGĐ của xã nhà đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận góp phần không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo  xứng đáng với truyền thống quê hương của liệt sỹ Phạm Hồng Thái được Đảng nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân./.
                                             
Nguồn của Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ xã Hưng Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét