1. Vị trí địa lý và đặc điểm
Xã Hưng Yên Bắc nằm về phía Bắc của huyện Hưng Nguyên, trung tâm xã cách trung tâm huyện khoảng 13 km. Ranh giới hành chính: phía Bắc giáp xã Hưng Trung huyện Hưng Nguyên và Xã Nghi Công Nam huyện Nghi Lộc. Phía Nam giáp xã Hưng Yên Nam. Phía Đông giáp xã Nghi Diên huyện Nghi Lộc. Phía Tây giáp các xã Nam Xuân huyện Nam Đàn.
Hưng Yên Bắc có địa hình bán sơn địa, diện tích đồi núi khá nhiều. Địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông Bắc. Tạo thành hai vùng khá rõ nét: phía Tây Nam địa hình chủ yếu là đồi núi. Phía Đông Bắc địa hình tương đối bằng phẳng.
Xã Hưng Yên Bắc có chùa Chợ Hến có niên đại trên 500 năm chứa đựng văn hóa tâm linh của người dân Hưng Yên Bắc. Bên cạnh đó còn có nhà thờ giáo họ Thượng Thôn, Yên Thịnh, Trang Nứa là nơi sinh hoạt của bà con giáo dân.
Khu ở dân cư của xã Hưng Yên Bắc được chia ra làm 11 xóm và tập trung thành 4 cụm lớn: Điểm số 1 khu dân cư làm kinh tế dọc chân núi Đại Huệ. Điểm số 2 gồm các xóm 1, 2A, 2B, 3A, 3B, 4 và 6A dọc theo đường Nguyễn Văn Trỗi. Điểm số 3 gồm xóm 6B và xóm 5 nằm phía đông kênh 17 dưới chân núi Rậm. Điểm số 4 gồm xóm 7A và 7B nằm phía Đông dọc theo đường Nguyễn Trường Tộ. Dân số trung bình của xã tại thời điểm 31/03/2014 là 4930 người với tổng số 1.170 hộ phân bổ trên 11 xóm với mật độ là 595 người/km².
- Về thuận lợi
Xã Hưng Yên Bắc nằm trên điểm giao cắt giữa 2 tuyến đường liên huyện: Đường Nguyễn Trường Tộ và đường Nguyễn Văn Trỗi và tiếp giáp với 3 huyện. Với lợi thế vị trí đó, xã Hưng Yên Bắc sẽ có được giao lưu, thông thương khá thuận lợi và có thể mở rộng dịch vụ, thương mại với một số xã thuộc các huyện lân cận.
Các thế hệ người Hưng Yên Bắc kế tiếp nhau phát huy truyền thống lao động cần cù, thông minh sáng tạo xây dựng quê hương đất nước và anh dũng kiên cường, bất khuất trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Là một xã bán sơn địa có tiềm năng, diện tích nhiều loại thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác nhau. Có điều kiện sản xuất tập trung, chuyên canh tương đối thuận lợi.
- Về khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, xã cũng gặp nhiều khó khăn nhất định. Là một xã mới được chia tách, thành lập, phát triển. Kinh tế đi lên từ một xã thuần nông các thành phần kinh tế Công ngiệp- Tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ chậm phát triển nên thu nhập của người dân chưa cao. Tổng số dân theo đạo Thiên chúa là 3.103 người chiếm 63 % dân số. Có 7 xóm có đồng bào theo đạo Thiên chúa: xóm 1, xóm 5, xóm 6A, xóm 6B, xóm 7A, xóm 7B, xóm 2B. Trong đó có 5 xóm giáo toàn tòng gồm các xóm: xóm 5, xóm 6A, xóm 6B, xóm 7A, xóm 7B. Do đặc thù đông đồng bào theo đạo Thiên chúa nên khó vận động trong việc giảm sinh. Tỉ lệ sinh và sinh con thứ 3 trở lên còn ở mức cao so với mặt bằng chung toàn huyện.
II.Tình hình chính trị, kinh tế xã hội
Dân số trung bình của xã tính đến thời điểm 31/04/2014 là 4.930 người, với tổng số 1.170 hộ, phân bổ trên 11 xóm, với mật độ 595 người/km² tỷ lệ tăng bình quân trong giai đoạn 2009-2010 là 0,97%.
Về lĩnh vực chính trị:
Đảng bộ xã Hưng Yên Bắc có 10 chi bộ cơ sở trong đó có 8 chi bộ nông thôn, 2 chi bộ khối trường học. Tổng số Đảng viên trong toàn Đảng bộ là 121 Đảng viên. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể được xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, quản lý điều hành của chính quyền và công tác vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy, chi bộ và đảng bộ phấn đấu được giữ vững đảng bộ trong sạch vững mạnh 80-100% chi bộ trong sạch vững mạnh, không có chi bộ yếu kém. Tăng cường sự lãnh đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền. Đồng thời luôn quan tâm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và vận động mọi đảng viên, quần chúng giữ mối liên kết khối đại đoàn kết.
Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ đơn vị Hưng Yên Bắc |
Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, quản lý, sử dụng, luân chuyển và đánh giá cán bộ, gắn đánh giá cán bộ với công tác nhiệm vụ được giao. Nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và vai trò trách nhiệm đội ngũ cán bộ. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là cán bộ trẻ, tiếp tục ổn định tổ chức cán bộ giai đoạn tiếp theo. Để luôn đáp ứng tiêu chuẩn cán bộ theo quy định. Tiếp tục thực hiện việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ đảng, chính quyền các đoàn thể từ xã đến các thôn, xóm. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã luôn đạt danh hiệu tiên tiến trở lên.
Cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ và toàn thể nhân dân, xã Hưng Yên Bắc đang tích cực phấn đấu tận dụng các tiềm năng lợi thế của địa phương, phát huy tinh thần tự lực, tự cường cùng chung tay phát động phong trào xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do tình hình xã mới được chia tách từ xã Hưng Yên cũ vào năm 2009 nên về cơ sở hạ tầng, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mới chỉ đạt 3/19 tiêu chí. Cán bộ và nhân dân Hưng Yên Bắc quyết tâm phấn đấu đến năm 2020 xã đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Về lĩnh vực kinh tế: Sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện. Sự tìm kiếm việc làm và xuất khẩu lao động được mọi người quan tâm, hiện nay trên toàn xã có khoảng trên 100 lao động đi xuất khẩu ở các nước trên thế giới và có khoảng trên 1000 lao động đi làm ăn ở các khu vực trên mọi miền của đất nước nên đã tạo được nguồn thu đáng kể trong tỷ trọng thu nhập. Ngành nghề phụ được phát triển như nghề nề, mộc dân dụng, cưa xẻ gỗ, bến cát sỏi v.v. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao bình quân giữa nhiệm kỳ 2010-2015 đạt 11,0%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 11.500.000 đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 30% năm 2012 xuống còn 23% năm 2013. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 58.650 triệu đồng dự kiến năm 2014 đạt 64.750 triệu đồng . Đặc biệt lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nhiều hạng mục công trình dự án được triển khai như: Khảo sát xây dựng trạm nước sạch, nâng cấp tuyến điện hạ thế đảm bảo đủ nguồn điện sinh hoạt cho nhân dân và nâng cấp chợ để nhân dân giao lưu buôn bán được thuận lợi và phát triển.
Về lĩnh vực văn hóa - xã hội: Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được mọi người quan tâm thực hiện, kết quả bình xét gia đình văn hóa năm sau cao hơn năm trước từ 77.4 % năm 2013 đạt 81%. Trong đó hộ gia đình văn hóa tiêu biểu chiếm 25%. 98% hộ gia đình đăng ký cam kết thực hiện tốt việc cưới, việc tang và lễ. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được mọi người dân quan tâm.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư đã và đang thu được những kết quả tích cực. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT đã trở thành các sinh hoạt thường xuyên trong mỗi địa bàn dân cư. Các trường học, các thiết chế văn hóa tại cơ sở như nhà văn hóa, cổng làng, sân chơi thể thao, hệ thống truyền thanh kỹ thuật số không dây, các cụm cổ động, panô áp phích... đã được đầu tư nâng cấp cơ bản đạt chuẩn từ xã đến các xóm khối; các hoạt động y tế, giáo dục luôn được quan tâm chủ trọng... từng bước đưa đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao.
Về lĩnh vực quốc phòng - an ninh: An ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác an ninh- quốc phòng được quan tâm đúng mực . Nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị -Tư tưởng cho lực lượng vũ trang được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Công tác quản lý quân dự bị động viên và gọi quân nhân lên đường nhập ngũ hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu trên giao.
II. Quá trình hình thành và phát triển của công tác Dân số-KHHGĐ
Công tác Dân số được hình thành và phát triển từ năm 1993, giai đoạn 1993 – 1994 được gọi là công tác Dân số- KHHGĐ. Trong giai đoạn này nội dung thực hiện chủ yếu là tuyên truyền, vận động, tư vấn cho nhân dân, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về chăm sóc sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ. Thực hiện theo đường lối của Đảng, Pháp luật của nhà nước về Chăm SKSS/KHHGĐ. Đảng ủy, Chính quyền đã chỉ đạo và phát động phong trào hưởng ứng thực hiện tốt công tác Dân số-KHHGĐ. Qua công tác phát động đã được toàn thể nhân dân, đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ hưởng ứng sôi nổi. Tuy vậy, vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức với tỷ suất sinh 15,32 %0. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 38,6 % .Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 58 %.
Đến năm 2005 mặc dù trong điều kiện hoạt động lĩnh vực Dân số - KHHGĐ đang có hướng tích cực. Tuy nhiên Nhà nước nhận thấy, công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em đang có nhiều vấn đề nổi cộm. Từ năm 2005 đến tháng 8 năm 2008 từ chỗ hoạt động một lĩnh vực Dân số- KHHGĐ, nay trở thành hoạt động ba lĩnh vực Dân số - Gia đình và Trẻ em. Bởi vậy, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo để tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Công tác Dân số - KHHGĐ đã từng bước ổn định tỷ suất sinh có chiều hướng giảm xuống còn 13,95 %0 , tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 37,4 % ; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại là 68 %.
Từ năm 2007 tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng đột biến. Chất lượng dân số còn thấp chưa đáp ứng theo từng giai đoạn. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh có chiều hướng báo động 112 bé trai/100 bé gái. Chủ trương về chính sách để đáp ứng cho những người mà trước đây được coi là “ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” đã bắt đầu được Nhà nước quan tâm hơn. Chặng đường giữa năm 2009, do một số người dân cố tình hiểu sai về Điều 10 của Pháp lệnh Dân số 2003.
Từ thực tế trên, tháng 4 năm 2009 xã Hưng Yên Bắc được chia tách từ xã Hưng Yên cũ, thành lập. Ban Dân số - KHHGĐ được kiện toàn mới và bước vào hoạt động theo quy chế mới. Bổ nhiệm một cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ, có 1 ban chỉ đạo về công tác DS/KHHGĐ do đồng chí Nguyễn Đình Hữu chủ tịch UBND làm trưởng ban. 11 CTV Dân số - KHHGĐ cho 11 xóm. Thành phần BCĐ gồm có trưởng trạm y tế, văn phòng UBND, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ban Văn hóa, Ban Cựu chiến binh, MTTQ xã, Công an xã, Ban nông dân. Từ đây, công tác Dân số - KHHGĐ được triển khai đồng bộ, nhịp nhàng hơn. Cuối năm 2009, tỉ lệ sinh con thứ 3 đã có phần giảm, tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai cao hơn đạt 84%.
Năm 2012 đến nay là những năm đầu tiên triển khai thực hiện các chỉ tiêu về công tác Dân số-KHHGĐ mà Nghị Quyết đại hội Đảng bộ xã khóa II đề ra :“Tỷ lệ phát triển dân số 0,5%”, “Nâng cao chất lượng công tác Dân Số/ KHHGĐ”. Trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức trong công tác Dân số-KHHGĐ như tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức đáng báo động chiếm 33,3%. Bằng các giải pháp cụ thể, công tác Dân số-KHHGĐ xã nhà đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Dân số- KHHGĐ xã nhà trong những năm qua khá ổn định. Tốc độ gia tăng Dân số chậm. Ý thức của người dân càng được quan tâm đúng mức hơn. Các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai cao hơn đạt 85,27%.
Hưng Yên Bắc xác định quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo công tác Dân số- KHHGĐ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là chiến lược của Đảng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - Văn hóa- Xã hội- An ninh- Quốc phòng. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, xử lý, kỷ luật một cách nghiêm minh, dân chủ. Bên cạnh công tác lãnh đạo, thì công tác tuyên truyền chủ trương chính sách về Dân số- KHHGĐ được đặc biệt quan tâm chú trọng. Nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền đối với công tác Dân số- KHHGĐ được nâng lên. Do đó đã tạo được dư luận xã hội ủng hộ rộng rãi việc thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ. Mô hình quy mô gia đình nhỏ 2 con ngày càng được chấp nhận và thực hiện tốt hơn.
Thực hiện tốt công tác Dân số- KHHGĐ là mấu chốt quan trọng để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội ở địa phương. Với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể về công tác Dân số-KHHGĐ trong thời gian qua, tin tưởng rằng công tác Dân số-KHHGĐ trong thời gian tới sẽ có nhiều khởi sắc hơn nữa.
Với đặc thù là một đơn vị vùng giáo, công tác Dân số- KHHGĐ ở Hưng Yên Bắc vẫn còn những khó khăn đặt ra: Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên cao. Khó khăn trong việc xử lý vi phạm chính sách Dân số- KHHGĐ. Đặc biệt hiện nay, một số gia đình khá giả vẫn còn tư tưởng sinh đông con, phải có con trai để nối dõi tông đường. Trong thời gian tới để nâng cao chất lượng Dân số, đơn vị tập trung đẩy mạnh thực hiện chỉ tiêu giảm sinh và giảm sinh con thứ 3 trở lên. Tăng cường nhân rộng mô hình xóm không có người sinh con thứ 3 trở lên; mô hình gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
III, Về tổ chức bộ máy làm công tác Dân số-KHHGĐ ở xã.
* Từ 1993 đến nay bộ máy làm công tác Dân số có nhiều thay đổi
- Về trưởng ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ:
Từ năm 1993 đến năm 1999: Ông Nguyễn Đình Hồng (xã Hưng yên cũ)
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 1999 đến năm 2004: Ông Nguyễn Doãn Quỳnh (xã Hưng Yên cũ )
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 2004 đến năm 2005 : Ông Nguyễn xuân Hiệp (xã Hưng Yên cũ)
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ năm 2006 đến năm 2008: Ông Trần Văn Dũng (xã Hưng Yên cũ)
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban)
Từ năm 2006 đến năm 2009: Ông Trần Văn Dũng
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ tháng 5 năm 2009 đến 2011: Ông Nguyễn Đình Hữu
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
Từ tháng 5 năm 2011 đến nay: Ông Nguyễn Tú Sáu
Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban
- Về đội ngũ chuyên trách:
Từ năm 1993 đến năm 2009: Ông Trần Văn Sửa
(Chuyên trách Uỷ ban Dân số- Gia Đình- Trẻ em xã Hưng Yên cũ)
Từ năm giữa 2009 đến cuối năm 2010: Bà Nguyễn Thị Phương
Từ năm 2011 đến 03/09/2013: Bà Phạm Thị Vinh
- Về Viên chức Dân số- KHHGĐ:
Từ 03/09/2013 đến nay Bà Phạm Thị Vinh
(Trở thành viên chức Dân số - KHHGĐ vào ngày 03/09/2013 theo Quyết định số 77/2012/QĐ-UBND, ngày 19/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc bố trí cán bộ chuyên trách dân số - kế hoạch hóa gia đình xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An)
Căn cứ vào Thông tư 05/ 2008/BYT, ngày 14/05/2008 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số- KHHGĐ ở địa phương; Quyết định số: 38/2008/QĐ- UBND, ngày 29/07/2008 của UBND tỉnh Nghệ An Ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế của chi cục dân số- KHHGĐ tỉnh Nghệ An; Căn cứ Quyết Định số 496/ QĐ-SYT, ngày 07/07/2008 về việc phê duyệt đề án thành lập các đơn vị trực thuộc chi cục Dân số- KHHGĐ tỉnh Nghệ An; căn cứ Công văn hướng dẫn liên ngành số 527/HD-SYT, ngày 10/04/2009 về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ ở các cấp, đã quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, về quyền hạn tổ chức bộ máy từ huyện đến cơ sở như sau:
*Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ cấp xã:
1. Vị trí chức năng.
Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ cấp xã là một tổ chức do UBND xã thành lập có chức năng tham mưu giúp UBND xã trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ trên địa bàn xã.
2. Nhiệm vụ quyền hạn.
a. Tham mưu , phối hợp chỉ đạo, quản lý về quy mô Dân số, cơ cấu Dân số, chất lượng Dân số trên địa bàn. Xem xét đề xuất các chỉ tiêu kế hoạch, các dự án về công tác Dân số- KHHGĐ thuộc phạm vi quản lý để trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
b. Tham mưu xây dựng kế hoạch hoạt động, xây dựng các Quyết định, Nghị quyết, chỉ thị, các chủ trương, chính sách của Đảng bộ, HĐND, UBND, về công tác Dân số- KHHGĐ trên địa bàn xã; Xây dựng các chương trình, biện pháp, giải pháp huy động, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực Dân số- KHHGĐ.
c. Phối hợp chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục, tư vấn về lĩnh vực Dân số- KHHGĐ.
d. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức trong ngành và thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực Dân số- KHHGĐ.
3. Thành phần ban chỉ đạo hiện nay.
*Thành phần ban chỉ đạo cấp xã gồm:
1 | Đ/C: Nguyễn Tú Sáu | Chủ tịch UBND | Trưởng ban |
2 | Đ/C: Chu Thị Dung | Quyền. Trạm Trưởng Y tế | Phó ban |
3 | Đ/C: Phạm Thị vinh | Viên chức Dân số-KHHGĐ | Ủy viên thường trực |
4 | Đ/C: Đậu Minh Quang | Công chức Văn phòng | Ban viên |
5 | Đ/C: Nguyễn Doãn Thành | Công chức Kế Toán | Ban viên |
6 | Đ/C: Lê Công Thành | Công chức Văn hóa-xãhội | Ban viên |
7 | Đ/C: Nguyễn Tú Hải | Công chức Tư pháp | Ban viên |
8 | Đ/C: Nguyễn Thị Xoan | Chủ tịch HLHPN | Ban viên |
9 | Đ/C: Nguyễn Như Hồng | Chủ tịch hội CCB | Ban viên |
10 | Đ/C: Nguyễn Đình Hữu | Chủ tịch MTTQ xã | Ban viên |
11 | Đ/C: Nguyễn Đình Hồng | Bí Thư Đoàn | Ban viên |
12 | Đ/C: Hoàng Đức Chuyên | Chủ tịch hội Nông dân | Ban viên |
13 | Đ/C: Nguyễn Doãn Ngọc | Trưởng công an | Ban viên |
IV.Thành tích khen thưởng
1.Về tập thể:
* Đối với xã:
Năm 2010 Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên tặng giấy khen cho nhân dân và cán bộ xã Hưng Yên Bắc có thành tích giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
Năm 2011 Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên tặng giấy khen cho nhân dân và cán bộ xã Hưng Yên Bắc có thành tích giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
Năm 2012 Chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên tặng giấy khen đạt giải nhì tuyên truyền viên cấp huyện
* Đối với xóm:
Năm 2010 chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen cho xóm 2B hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Năm 2011 UBND huyện Hưng Nguyên khen thưởng xóm 2A hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Năm 2012 UBND huyện Hưng Nguyên khen thưởng xóm 6B, 3B hai năm liên tục không có người sinh con thứ 3 trở lên.
`Dân số ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Cuộc sống của người dân nơi đây đang từng ngày thay đổi. Cán bộ và nhân dân xã Hưng Yên Bắc đang trên đà phấn đấu xây dựng thành công chương trình nông thôn mới ./.
Nguồn: Ban Chỉ đạo thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ đơn vị Hưng Yên Bắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét