Bản đồ vệ tinh xã Hưng Khánh |
Hưng Khánh ngày nay gồm những phần đất đai của các làng Lộc Điền, Văn viên, Khánh Sơn và Phúc Xuyên, thuộc tống Văn viên Phủ Hưng Nguyên Trước đây, có Triều khẩu và chợ Tràng đô hội, Đây là Lỵ trấn Nghệ An từ hơn 500 năm về trước.
Từ Cách mạng tháng Tám 1945 lại nay, đã có nhiều thay đổi về tên gọi qua nhiều lần sát nhập và chia tách. Từ xã Thành Lam năm 1946, đến xã Hưng Khánh “lớn” năm 1948, kéo dài từ núi Thành đến Bến Thuỷ, rồi năm 1954 lại chia tách thành 5 xã: Hưng Phú, Hưng Khánh, Hưng Nhân, Hưng Châu và Hưng Lợi. Đến năm 1969, hai xã Hưng Phú, Hưng Khánh lại sát nhập thành xã Hưng Thành và năm 1970 lại chia tách thành hai xã Hưng Phú và Hưng Khánh như ngày nay.
Từ những năm 1960 Dân số có khoảng 1 vạn dân trên 320 ha đất tự nhiên. Năm 1963 do chính sách phân bổ dân cư của Đảng và Nhà nước, người dân Hưng Khánh đã chuyển khoảng 2 ngàn dân lên Huyện Nghĩa Đàn, khoảng 2 ngàn dân lên huyện Quỳ Hợp, 2 ngàn ra xã Hưng Yên huyện Hưng Nguyên. Năm 1983 HTX vận tải Hưng Khánh được chuyển về Phường Cửa Nam thành Phố Vinh kéo ra khoảng trên 2 ngàn dân. Dân số hiện nay trên địa bàn Hưng khánh có 1889 người, trong đó đi làm ăn xa và xuất khẩu Lao động ở nước ngoài là 157 người, hiện nay dân số thực tế có mặt là 1732 người, có 483 hộ chia thành 5 xóm.
Hưng Khánh có khoảng 95% dân số trong xã sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, đất ruộng và đất bãi phù sa sông Lam. Bãi bờ sông Lam có phù sa bồi đắp mỗi mùa nước nổi, nên nguồn lợi lớn là trồng mía và lạc, do đó có thêm nghề ép lạc, ép dầu và trồng rau quả. 5% sống bằng nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nghề khác.
Ngày nay, tận dụng được lợi thế vùng ven Sông Lam cùng với truyền thống nuôi bò vỗ béo, bò nái Lai sin nên phong trào chăn nuôi không ngừng phát triển ngày càng đi lên nhân rộng được nhiều mô hình kinh tế điển hình.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, Hưng Khánh cũng có những khó khăn nhất định đó là: Với địa bàn là xã dân số ít nguồn thu chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.Là một xã nằm cạnh Sông Lam hàng năm phải gánh chịu những cơn mưa Đại Hồng Thuỷ đổ về gây lũ lụt, mất mùa.
Hưng Khánh là một xã, an ninh, trật tự, an toàn xã hội rất đảm bảo, đó cũng là điều kiện tốt cho nhân dân yên tâm phát triển kinh tế. Là 1 xã thực hiện tốt quy chế 5 không. Hưng Khánh luôn giữ vững được môi trường lành mạnh, nhân dân không vi phạm pháp luật, không tệ nạn xã hội. Đặc biệt, Hưng Khánh là xã được công nhận xã sạch về ma tuý. Đồng thời xã Hưng Khánh 14 năm luôn được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh .
Hưng Khánh có những đền đài uy nghi nổi tiếng như Đền Vua Lê, chùa Phúc Quang, Đền Đức Thánh Khổng, Đền Thánh Vương Bạch đế. Trước đây có chợ Tràng là vùng thị tứ nổi tiếng trong thời kỳ chống thực dân Pháp, là hậu phương quan trọng cung cấp người và vận chuyển vũ khí lương thực cho chiến trường Miền Nam, theo con đường thủy; trải qua 2 cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, không lực Hoa Kỳ đã ném xuống hàng vạn tấn bom, đạn, rốc két cày xới tan hoang xóm làng, chi chít hố bom. Nhưng dân nhất tề đứng dậy, một lòng theo Đảng, có biết bao đồng đội và những người dân vô tội đã anh dũng hy sinh, để dành lại độc lập tự do cho thế hệ ngày nay. Với những đóng góp to lớn trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước. Xã Hưng Khánh đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tiềm năng đất đai, ao hồ được khai thác triệt để mở ra nhiều hướng làm ăn hiệu quả, tạo các mô hình kinh tế quy mô lớn, hiện Hưng Khánh có 8 mô hình chăn nuôi (Vườn Ao Chuồng kết hợp) thu lãi mỗi năm trên 400 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2013 thu nhập bình quân đầu người là 12.900.000đồng.
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Xã đã đầu tư xây dựng nhiều công trình phục vụ đời sông nhân dân. Xã đã có 1 trường học mầm non và 1 trường tiểu học; Trạm y tế đã được kiên cố hoá, Nhà Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã được xây dựng khang trang. Là 1 xã có truyền thống xây dựng nếp sống văn hoá: Có 5/5xóm đạt xóm văn hoá. Trong năm 2012 có từ 80-85% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá và 25-30% gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao. Hằng năm có nhiều xóm đạt xóm không có người sinh con thứ 3+. Năm 2010 xóm 1 xã Hưng Khánh đạt danh hiệu xóm 15 năm liền có người sinh con thứ 3+ . Xóm 2 đạt xóm 5 năm liền không có người sinh con thứ 3+ vào năm 2010. Năm 2013 xóm 2 đạt xóm 8 năm liền không có người sinh con thứ 3+.
Với các kết quả chung của toàn xã trong nhiều năm qua, công tác Dân số-KHHGĐ luôn được cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân hết sức quan tâm. Công tác Dân số-KHHGĐ luôn được xác định là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội hàng đầu của quốc gia vì thế mà Đảng uỷ, UBND xã rất quan tâm tới công tác Dân số- KHHGĐ. Bên cạnh đó là Sự đoàn kết, phối hợp chặt chẽ của tất cả các Ban ngành đoàn thể. Sự quyết tâm phấn đấu vì thành tích chung của tập thể Ban Dân số - KHHGĐ từ những ngày đầu thành lập nên trong những năm qua đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ.
Cùng Đảng uỷ đã quán triệt trong toàn Đảng bộ Nghị quyết TW 4 khoá VII, ngày 14/01/1993 về việc hướng dẫn sinh đẻ cho người dân.
UBND xã đã ban hành các quyết định, kế hoạch và các công văn triển khai công tác Dân số-KHHGĐ, chăm sóc Sức khỏe sinh sản, cùng nhiều văn bản chỉ đạo công tác phối hợp với các ban ngành đoàn thể. Vì vây, mà trong 20 năm qua công tác Dân số- KHHGĐ trên địa bàn xã Hưng Khánh đã giành được nhiều kết quả quan trọng và đạt được chỉ tiêu giảm sinh và giảm sinh con thứ 3+.
Tiền thân là Uỷ ban dân số kế hoạch hoá ra đời năm 1993 đến năm 2002. Thời kỳ này những người làm công tác Dân số chủ yếu lấy vận động, truyên truyền, thuyết phục và khen thưởng là chủ yếu. Trải qua gần 10 năm với đội ngũ làm công tác Dân số - KHH. Hồi đó phụ cấp ít ỏi chỉ có 20.000đ/1 tháng trong điều kiện kinh tế nghèo nàn, trình độ dân trí chưa cao, chưa có chế tài xử phạt để đủ sức răn đe nên tỷ lệ sinh, và sinh con thứ 3+vẫn còn cao kết quả đạt được qua các năm thể hiện rõ nét:
Năm 1993 tỷ suất sinh thô 12,4%o; tỷ lệ sinh con thứ 3+ 22,6%, tỷ lệ sử dụng BPTT 77 %;
Năm 1994 tỷ suất sinh 13,3%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 23,4%0, tỷ lệ sử dụng BPTT 78,2 %;
Năm 1995 tỷ suất sinh 11.88%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 30,3%0, tỷ lệ sử dụng BPTT 78,8 %.
Năm 1996 tỷ suất sinh 10,42%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 5,2%, tỷ lệ sử dụng BPTT 80 %.
Năm 1997 tỷ suất sinh 10,42%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 10%, tỷ lệ sử dụng BPTT 80%;
Năm 1998 tỷ suất sinh 9,04%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+5,9%, tỷ lệ sử dụng BPTT 80,2 ;
Năm 1999 tỷ suất sinh 5,91%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+0% tỷ lệ sử dụng BPTT 80,3 %.;
Năm 2000 tỷ suất sinh 6%0, tỷ lệ sinh con thứ 3+ là 0% tỷ lệ sử dụng BPTT 80,2%;
Năm 2001 tỷ suất sinh 12,2 %o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 4,5%, tỷ lệ sử dụng BPTT 80,3 %;
Năm 2002 tỷ suất sinh 9,3%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 11,7%, tỷ lệ sử dụng BPTT 84,8 %.
Năm 2003 thực hiện Nghị Định số 94/CP, ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình & trẻ em. Ban Dân số-KHHGĐ xã Hưng Khánh được đổi thành Ban Dân số, Gia đình & trẻ em.
Đặc biệt là năm 2003 Pháp lệnh Dân số ra đời, ngày 09/01/2003, ban hành ngày 01/05/2003. Và ngày 16/9/2003 chính phủ có nghị định số 104/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn 1 số điều của Pháp lệnh Dân số. Pháp lệnh Dân số đà góp phần làm thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về công tác Dân số-KHHGĐ. Cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia phối kết hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, công tác Dân số - KHHGĐ của x· đạt được những kết quả quan trọng: Công tác tuyên truyền, vận động được đẩy mạnh; nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác Dân số - Gia đình & TE được nâng cao; các hoạt động dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đã được triển khai đồng bộ, có hiệu quả; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng góp phần làm giảm tốc độ gia tăng dân số; tỷ lệ giảm sinh cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra, kết quả này góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của x· nhàđược thể hiện qua số liệu sau:
Năm 2003 tỷ suất sinh 8,26%0, tỷ lệ sinh con thứ 3+ là 0%. tỷ lệ sử dụng BPTT đạt 84%.
Năm 2004 tỷ suất sinh 10,4%0, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 15,7%, tỷ lệ sử dụng BPTT đạt 86,5%.
Năm 2005 tỷ suất sinh 9,5%0, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 12%. tỷ lệ sử dụng BPTT đạt 85%.
Năm 2006 tỷ suất sinh 5,5%0, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 0%, biện pháp tránh thai đạt 87%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở mức 21%.
Năm 2007 tỷ suất sinh 13,7%0, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 8,6%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 18 %.
Pháp lệnh dân số có tác động tích cực đến nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân. Tạo ra một hành lang pháp lý trên địa bàn về ý thức của nhân dân trong việc chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và và pháp luật Nhà nước, nó thể hiện rõ trách nhiệm của cá nhân, gia đình về Dân số-KHHGĐ. Xác định được quyền và nghĩa vụ của công dân đối với việc thực hiện chính sách Dân số -KHHGĐ. Do đó, được đại bộ phận nhân dân đồng tình, thực hiện. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu trong phong trào, quy mô gia đình nhỏ đã được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn. Tuy nhiên do một số người dân cố tình hiểu sai về Điều 10 của Pháp lệnh Dân số 2003. Từ năm 2007 tỷ lệ sinh con thứ 3+ tăng trở lại. Chất lượng dân số còn thấp chưa đáp ứng theo từng giai đoạn. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh có chiều hướng báo động. Chủ trương về chính sách để đáp ứng cho những người mà trước đây được coi là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” đã bắt đầu được Nhà nước quan tâm hơn.
Bởi vậy, năm 2008 Ban Dân số, Gia đình & trẻ em xã Hưng Khánh đổi thành Ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, theo Thông tư 05/2008/TT-BYT, ngày 14/5/2008 Về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số-KHHGĐ ở địa phương. Kết quả giảm sinh và giảm sinh con thứ 3+ từ giai đoạn 2008 đến 2013 như sau:
Năm 2008 tỷ suất sinh 8,2%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 9,9 %.
Năm 2009 tỷ suất sinh 14,3%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+12,5 %.
Năm 2010 tỷ suất sinh 9,3 %o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 18 %.
Năm 2011 tỷ suất sinh 17,6%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 10,3%.
Năm 2012 tỷ suất sinh 11,5%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 12%.
Năm 2013 tỷ suất sinh 11,5, tỷ lệ sinh con thứ 3+ 5,2%
Trong 3 tháng đầu năm 2014 tổng sinh 6 cháu, giảm 2 cháu so cùng kỳ 2013; tỷ suất sinh đạt 3,6 %0 giảm 3,6 %o so với cùng kỳ năm 2013; Con thứ 3 + 0 cháu giảm 2 cháu, tỷ lệ sinh con thứ 3 + giảm 10,5 % so cùng kỳ 2013.
Đến nay năm 2014 công tác Dân số - KHHGĐ đã dần ổn định công tác vận động ký cam kết thực hiện Chính sách Dân số - KHHGĐ theo Quyết định 76/2012 của UBND tỉnh Nghệ An đạt 99,1 %.
Công tác dân số - KHHGĐ ở Hưng Khánh trong 20 năm hình thành, tổ chức thực hiện đã có những bước đi vững chắc. Nhận thức người dân chuyển biến tích cực, quy mô gia đình có 1 đến 2 con được người dân chấp nhận ngày càng nhiều; Tỷ lệ phát triển giữ mức ổn định 1%; Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày càng tăng, góp phần làm giảm tốc độ gia tăng Dân số, tỷ lệ sinh cơ bản đạt chỉ tiêu. tỷ lệ sinh và sinh con thứ 3 trở lên giảm rõ rệt từ tỷ suất sinh năm 1993 là 12,4 %o đến nay chỉ còn 11,%o, tỷ lệ sinh con thứ 3+ năm 1993 là 22,6 %, năm 2013 còn 0 % ; Tỷ suất sinh đặc trưng năm 1993 là 2,8 con/phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nay chỉ còn 2con/ phụ nữ, không có trường hợp sinh con thứ 3+. Tỷ lệ mất cân băng giới tính khi sinh bình quân 110 BT/ 100BG. Tỷ lệ các bà mẹ mang thai và trẻ em sinh ra đều được sàng lọc để phát hiện, can thiệp một số dị tât bẩm sinh không đáng có. Chất lượng Dân số càng được nâng cao, người dân được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ hơn; chương trình chăm sóc SKSS - KHHGĐ được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Công tác tuyên truyền vận động đã phối hợp nhiều hình thức tuyên truyền như sân khấu hoá, tư vấn cộng đồng, tư vấn nhóm, xây dựng các mô hình gương điển hình thực hiện tốt công tác Dân số, gương điễn hình thực hiện tốt chính sách dân số – KHHGĐ; Mô hình khẩu hiệu bờ tường, bờ rào, câu lạc bộ nội dung về Dân số góp phần thực hiện mục tiêu “Dân số ổn định xã hội phồn vinh gia đình hạnh phúc”. Thực hiện tốt công tác Dân số - KHHGĐ là mấu chốt quan trọng để phát triển kinh tế, Chính trị, văn hóa - xã hội ở địa phương nói riêng và trên toàn xã hội nói chung.
Căn cứ vào hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác Dân số - KHHGĐ do Nhà nước ta quy định. Hình thành tổ chức bộ máy của ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ cấp xã. Xây dựng mạng lưới chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên Dân số/ KHHGĐ có đủ năng lực, trình độ, tâm huyết với nghề để thực hiện nhiệm vụ đề ra là vấn đề cấp bách mà địa phương quan tâm. Hàng năm đã tổ chức kiện toàn kịp thời ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ theo từng giai đoạn công tác.
Năm 1993, Ban Dân số - KHHGĐ xã Hưng Khánh được thành lập theo Nghị Định số 42/CP, ngày 21/6/1993 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy làm việc của Uỷ ban Quốc gia Dân số - KHHGĐ. Đứng đầu là ông Trần Văn Thắng chủ tịch - UBND xã làm trưởng ban; Ông Trần Quốc Khánh làm chuyên trách dân số - KHHGĐ. Có 5 CTV là tuyên truyền viên dân số.
Đến năm 2002 thực hiện Nghị Định số 94/CP, ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình & trẻ em. Ban Dân số-KHHGĐ xã Hưng Khánh được đổi thành Ban Dân số, Gia đình & trẻ em. Do ông TrầnVăn Thắng Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban, Ông Trần Quốc Khánh làm cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ lúc này mạng lưới CTV dân số - KHHGĐ là 5 người/5 xóm.
Đến năm 2005 Ban Dân số- KHHGĐ xã Hưng Khánh do Ông Hoàng Văn Ái chủ Tịch UBND xã làm Trưởng ban, Bà Trần Thị Bích Quyên làm cán bộ chuyên trách Dân số-gia đình & trẻ em.
Đến năm 2008 Ban Dân số, Gia đình & trẻ em xã Hưng Khánh được đổi thành Ban Dân số - KHHGĐ, theo Thông tư 05/2008/TT-BYT, ngày 14/5/2008 Về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy Dân số/KHHGĐ ở địa phương. Do ông Trần Văn Tích Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban, bà Trần Thị Bích Quyên làm cán bộ chuyên trách Dân số-KHHGĐ, các ông, bà trưởng các ban ngành, đoàn thể có liên quan làm thành viên và mạng lưới cộng tác viên của 5 xóm.
Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình xã Hưng Khánh do có sự thuyên chuyển công tác nên cũng có sự thay đổi. Từ năm 2010 đến năm 2013. Do ông Hoàng Văn Ái chủ tịch UBND xã làm trưởng Ban bà Trần Thị Bích quyên làm chuyên trách Dân số - KHHGĐ.
Do có sự thuyên chuyển nên Tháng 9/2013 ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số họp kiện toàn đứng đầu do ông Hoàng Đức Thông Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Bà Trần Thị Bích Quyên viên chức Dân số – KHHGĐ, các ông bà trưởng Ban ngành các đoàn thể liên quan làm thành viên Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ.
Cán bộ chuyên trách Dân số - Kế hoạch hoá gia đình qua các thời kỳ:
Năm 1993 – 2005 Ông Trần Quốc Khánh
Năm 2006 – 2013 Bà Trần Thị Bích Quyên
Để nhằm tăng cường công tác hoạt động công tác DS trong tình hình mới, tạo trẻ hoá đội ngũ cộng tác viên cũng như chuyên trách do tuổi đã cao do đó năm 2006 đã được bàn giao thế hệ mới. Năm 2006 đến nay Bà Trần Thị Bích Quyên làm chuyên Dân số – KHHGĐ. Với sự quan tâm của các cấp từ Trung ương đến địa phương, tháng 9/2013 chuyên trách Dân số - KHHGĐ xã đã được xét tuyển vào Viên chức theo Quyết định 77/ 2012, ngày 19 tháng 10 năm 2012. cùng với đội ngũ CTV mới vừa là Y tế viên của các đơn vị xóm do đó đã tạo được sự thuận lợi.
Với những kết quả như vậy, hàng năm đều được Trung Tâm Dân số-KHHGĐ huyện Hưng Nguyên (tiền thân trước đây là ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em) đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Năm 1998 được Chủ tịch UBND Tỉnh tặng giấy khen cho tập thể và nhân dân xã Hưng Khánh về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Năm 2000 được Chủ tịch UBND Huyện Hưng Nguyên tặng giấy khen cho nhân dân và cán bộ xã Hưng Khánh Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Dân số, Gia đình & trẻ em
Năm 2006 được UBND tỉnh tặng giấy khen cho tập thể và nhân xã Hưng Khánh là xã không có người sinh con thứ 3+.
Năm Năm 2010 Chủ tịch UBND Huyện Hưng Nguyên tặng giấy khen khen đã có nhiều thành tích trong công tác Dân số-KHHGĐ góp phần giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3 +.
Tháng 7/2013 đã được UBND huyện tặng bằng khen cho cán bộ và nhân dân xã Hưng Khánh đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện pháp lệnh Dân số.
Năm 2013 đã được UBND huyện tặng bằng khen cho cán bộ và nhân dân xã Hưng Khánh đã có thành tích xuất sắc giảm nhanh tỷ lệ sinh con thứ 3+
Năm 2006 đơn vị xóm 1 xã Hưng Khánh đạt thành tích 10 năm liền không có người sinh con thứ 3+.
Năm 2006 đơn vị xóm 2 xã Hưng Khánh đạt thành tích 2 năm liền không có người sinh con thứ 3+.
Năm 2010 đơn vị xóm 1 xã Hưng Khánh đạt thành tích 15 năm liền không có người sinh con thứ 3+.
Năm 2010 đơn vị xóm 2 xã Hưng Khánh đạt thành tích 5 năm liền không có người sinh con thứ 3+.
Năm 2013 đơn vị xóm 2 xã hưng khánh đạt thành tích 8 năm liền không có người sinh con thứ 3+, đơn vị xóm 3 đạt 3 năm liên không có người sinh con thứ 3+ được UBND huyện tặng giấy khen.
Dân số ổn định, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên. Hưng Khánh hôm nay không còn một bóng nhà tranh, đường sá đã trải bê tông, xe du lịch có thể ghé tận cửa gia đình. Cuộc sống của người dân nơi đây đang từng ngày đổi thay. Với việc ổn định bộ máy làm công tác Dân số trong thời gian vừa qua. Trong thời gian tới, cùng với sự quan tâm của cấp Uỷ Đảng, chính quyền công tác Dân số - KHHGĐ sẽ gặt hái được nhiều thành công mới, nhiều thắng lợi mới./.
Nguồn của Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân Số - KHHGĐ xã
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét